Nav view search

Navigation

Search

Cập nhật thông tin chính.

 

Người sử dụng cần cập nhật Thông tin chính của cầu hiển thị như hình :

 

Hình 1: Thông tin chung của cầu.

 

Trong đó, các thông tin cần phải thay đổi trong Hình 1 như :

  • Tên cầu: 

    Là một chuỗi ký tự ghi tên của cầu theo lý lịch cầu hoặc tên cầu lấy theo hồ sơ hoàn công khi bàn giao cho đơn vị quản lý khi đưa vào sử dụng đối với cầu mới xây dựng.

    Trong trường hợp 2 cầu song song nhau nếu xây dựng tại cùng một thời điểm thì nhập như 1 cầu, nếu xây dựng tại 2 thời điểm khác nhau thì nhập như 2 cầu riêng biệt.

 

Ví dụ:

Cách nhập

Cầu Thăng Long

Cầu Vượt QL47

Nhập chuỗi ký tự: Thăng Long

Nhập chuỗi ký tự: Vượt QL47 

  • Quốc lộ: 

    Là một chuỗi ký tự, ghi tắt tên quốc lộ mà cầu cần khai báo dữ liệu nằm trên đó. Tên quốc lộ chính thức theo quy định của Tổng cục đường bộ. Trong đó từ Quốc lộ được viết tắt là: QL. Tên quốc lộ được người sử dụng ở cấp quản trị hệ thống tạo ra sẵn. Người sử dụng cấp dưới chỉ lựa chọn từ danh sách sẵn có.

Ví dụ:

Cách nhập

Cầu Kênh – Km15+874, Quốc lộ 8B, tỉnh Hà Tĩnh

Chọn ”QL8B” từ danh sách có sẵn

  • Lý trình: 

    Là dữ liệu số để ghi lý trình cầu làm tròn đến mét. Dữ liệu lý trình gồm hai phần là phần Km và phần mét. Các cầu có phần lý trình mét lẻ cần làm tròn trước khi nhập.

Ví dụ:

Cách nhập

Cầu có lý trình là Km1236+454

Nhập số ”1236” vào ô Km, nhập số ”454” vào ô phần mét (sau dấu +)

Cầu có lý trình là Km0+356,4

Nhập số  ”0” vào ô Km và số 356 vào ô phần mét (sau dấu +)

  • Kinh độ, vĩ độ:

    Là kinh độ, vĩ độ của cầu tại vị trí tim cầu, dữ liệu dạng số thực và được xác định từ số đọc thiết bị GPS hoặc định vị trên bản đồ có nền là ảnh vệ tinh (cung cấp trong phần mềm).

Ví dụ:

Cách nhập

Cầu có vĩ độ là 18.65517

Cầu có vĩ độ là 9.99639

Nhập số thực 18.65517

Nhập số thực 9.99639

Cầu có kinh độ là 105.83389

Cầu có kinh độ là 106.704

Nhập số thực 105.83389

Nhập số thực 106.70400

Ngoài ra người sử dụng có thể ấn vào biểu tượng , chương trình sẽ hiển thị bản đồ hỗ trợ người sử dụng tìm kiếm kinh độ, vĩ độ của cầu như Hình 2.

                                                        

Hình 2: Màn hình nhập thông tin kinh độ, vĩ độ qua bản đồ.

 

Người dùng nhấn chuột vào địa điểm hiện tại của cầu trên bản đồ. Sau đó chọn [Cập nhật] để chương trình tự động lấy được kinh độ, vĩ độ của điểm người dùng đã lựa chọn. Hoặc có thể nhấn [Đóng] để đóng cửa sổ.

 

Lựa chọn địa chỉ (Tỉnh/TP, Quận/ Huyện, Phường/ Xã ), người sử dụng ấn [Chọn] để thay đổi thông tin. Chương trình hiển thị như Hình 3.


                                       

Hình 3: Màn hình lựa chọn vị trí hành chính của cầu.

 

Người dùng thực hiện thay đổi thông tin lần lượt theo các mục:

           - Chọn Tỉnh/ TP.

           - Chọn Quận/ Huyện.

           - Chọn Phường/ Xã.

Sau đó nhấn [Chọn] để thay đổi thông tin, nhấn [Đóng] để đóng cửa sổ lựa chọn không lưu thông tin đã chỉnh sửa.

  •  Tỉnh/TP: 

    Là tên tỉnh hoặc thành phố nơi có cầu đang khai báo trực thuộc. Tên tỉnh/TP chọn theo tên quy định của tổng cục thống kê về tên các tỉnh, thành phố của Việt Nam có trong danh sách chọn.

  • Quận/Huyện: 

    Là tên quận hoặc huyện nơi có cầu đang khai báo trực thuộc. Tên Quận/Huyện chọn theo tên quy định của Tổng cục thống kê về tên các quận, huyện của Việt Nam có trong danh sách chọn.

  • Đối tượng vượt

    Là tên loại đối tượng mà cầu vượt qua và được chuẩn hóa trong danh sách chọn.

    Đối tượng vượt được chuẩn hóa: Đường sắt, Đường bộ, Đường dân sinh, Bãi trống, Sông, Rạch (kênh, mương), Suối, Khe, Hồ (đầm), Kênh đào.

    Trường hợp đối tượng vượt không có trong danh sách chọn thì khai báo là ”khác”.

  • Loại kết cấu: dữ liệu lưu lại loại kết cấu chính của cầu. Bao gồm:

           - Dầm/ mạng dầm.

           - Dầm hộp.

           - Bản đặc.

           - Bản rỗng.

           - Giàn chạy trên.

           - Giàn chạy dưới.

           - Vòm.

           - Khung.

           - Treo dây võng.

           - Dây văng.

           - Extradose;

           - Dạng khác.

Người sử dụng tiến hành lựa chọn 1 trong các loại đã được nêu trên dựa theo phần Hướng dẫn 1 sau đây.

 

 

 Hướng dẫn 1: hướng dẫn lựa chọn thông tin kết cấu chính cúa cầu.

 

        1. Dầm/ mạng dầm: dạng kết cấu nhịp gồm nhiều dầm dọc có hoặc không có dầm ngang. Mặt cắt làm bằng thép hoặc thép liên hợp bê tông có dạng chữ I (liền hoặc tổ hợp); mặt cắt làm bằng BTCT thường có dạng chữ nhật, chữ T, I; mặt cắt làm bằng BTCT DƯL thường có dạng chữ I, T, super-T, hộp chữ nhật kín. Đặc điểm kết cấu nhịp dầm/mạng dầm có thể là giản đơn hoặc liên tục. Một số dạng kết cấu dầm/mạng dầm được mô tả trong Hình HD1.1, Hình HD1.2.

Hình HD1.1: Dầm T BTCT (trái); Dầm I BTCT (phải).

 

Hình HD1.2: Dầm liên hợp thép – BTCT.

        2. Dầm hộp: dạng kết cấu nhịp dầm có mặt cắt ngang dạng một hoặc nhiều hộp. Mặt cắt dầm hộp bằng thông thường làm bằng BTCT DƯL hoặc bằng thép liên hợp BTCT. Dầm hộp BTCT DƯL có thể được thi công đúc trên đà giáo, thi công đúc đẩy, thi công đúc hẫng cần bằng, lắp ghép và dự ứng lực sau ...

a) Dầm hộp BTCT.

 

 

b) Dầm hộp thép – BTCT liên hợp.

                                                                                   

Hình HD1.3: Dầm hộp.

 

        3. Bản đặc: kết cấu bản mặt cắt đặc, thông thường dùng cho cầu nhịp ngắn giản đơn hoặc liên tục, vật liệu là BTCT.

 

Hình HD1.4: Kết cấu nhịp bản đặc.

 

 

        4. Bản rỗng: kết cấu bản mặt cắt rỗng, vật liệu thông thường là BTCT hoặc BTCT DƯL.

 

Hình HD1.5: Kết cấu nhịp bản rỗng.

 

        5. Giàn chạy trên:kết nhịp giàn, có phần xe chạy phía trên (tải trọng từ mặt cầu truyền vào các nút phía trên).Vật liệu thông thường là giàn thép, một số ít trường hợp là giàn BTCT.

 

        6. Giàn chạy dưới: kết cấu nhịp giàn, có phần xe chạy phía dưới (tải trọng từ mặt cầu truyền vào các nút giàn phía dưới). Vật liệu thông thường là thép, một số ít trường hợp là giàn BTCT.

 

 

Hình HD1.6: Kết cấu nhịp giàn chạy trên (trái), chạy dưới (phải).

 

        7. Kết cấu nhip vòm chạy trên, chạy dưới hoặc chạy giữa: vật liệu làm vòm có thể là thép hoặc BTCT.

 

Hình HD1.7: Kết cấu nhịp vòm chạy trên.

 

Hình HD1.8: Kết cấu nhịp vòm chạy giữa.

 

        8. Khung: kết cấu chịu lực dạng kết cấu khung, vật liệu không phổ biến là BTCT hoặc BTCT DƯL.

 

Hình HD1.9: Kết cấu nhịp khung.

 

  

Hình HD1.10: Hình ảnh cầu Bến Thủy II, kết cấu chính dạng khung.

        9. Treo dây võng: kết cấu nhịp dạng cầu treo dây võng.

 

 

Hình HD1.11: Kết cấu nhịp treo dây võng.

        10. Dây văng: kết cấu chịu lực dang dây văng. 

                                                                       

Hình HD1.12: Kết cấu nhịp dây văng.

        11. Extradosed: kết cấu chịu lực dạng extradosed, là một dạng kết cấu lai giữa kết cấu dầm hoặc khung và dây văng. 

 

Hình HD1.13: Kết cấu nhịp extradosed.

 

Trên đây là hướng dẫn cụ thể thay đổi thông tin dạng kết cấu chính của cầu. Người sử dụng tiến hành so sánh vào lựa chọn theo đúng tiêu chuẩn.

  • Kết cấu chống va xô

    Là dữ liệu về kết cấu chống va xô. Các lựa chọn được chuẩn hóa như sau:

    • Không có;
    • Có kết cấu chống va xô phương tiện đường thủy;
    • Có kết cấu chống va xô phương tiện đường bộ;
    • Có kết cấu chống va xô phương tiện đường thủy và đường bộ.
  • Chạy chung với

Là dữ liệu nói đến tên loại công trình sử dụng chung với công trình cầu. Chọn trong danh sách chọn khi khai báo là:

Đường sắt;

Công trình thủy lợi;

Dạng khác 

  • BCIav:  Là chỉ số tổng hợp thể hiện trình trạng cầu tổng thể của công trình cầu. Chỉ số tình trạng cầu được tính toán từ dữ liệu hiện trạng cầu (thu thập bằng kiểm tra định kỳ thu thập dữ liệu cho Hệ thống quản lý cầu VBMS) và chuẩn hóa trên thang điểm 100. Phân loại sơ bộ trình trạng cầu theo điểm số BCIav như sau:

BCIav

Tình trạng cầu

Mô tả

100-96

Rất tốt

Không có hư hỏng đáng kể

96-85

Tốt

Hư hỏng rất nhỏ

84-79

Trung bình

Hư hỏng nhỏ (có thể một số bộ phận hư hỏng vừa)

79-69

Yếu

Hư hỏng lớn, một số bộ phận có thể hư hỏng nặng

69-0

Rất yếu

Hư hỏng nặng

  

  • BCIcrit: Là chỉ số tổng hợp thể hiện tình trạng của các bộ phận chịu lực chủ yếu của cầu, chỉ số này dùng để ưu tiên bảo trì khẩn cấp. Chỉ số tình trạng cầu được tính toán từ dữ liệu hiện trạng cầu (thu thập bằng kiểm tra định kỳ thu thập dữ liệu cho Hệ thống quản lý cầu BMS) và chuẩn hóa trên thang điểm 100. Phân loại sơ bộ trình trạng cầu theo điểm số BCIcrit như sau: 

BCIcrit

Tình trạng cầu

Mô tả

100-95

Rất tốt

Không ảnh hưởng đến khả năng chịu tải

94-85

Tốt

Không ảnh hưởng đến khả năng chịu tải

84-65

Trung bình

Khả năng chịu tải có thể suy giảm

64-40

Yếu

Khả năng chịu tải giảm cần phải có kiểm định đánh giá khả năng chịu tải

39-0

Rất yếu

Đóng cầu

 

  • Loại biển hạn chế tải trọng

    Là dữ liệu liên quan đến biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu.

    Trong danh sách chọn được chuẩn hóa loại biển có 3 trường hợp:

    • Không cắm biển;
    • Biển 115;
    • Biển 106a + 505b

         Mô tả cụ thể như sau:

         - Không cắm biển: đối với cầu không đặt biển báo hiệu tải trọng xe.

         - Biển 115: Đối với cầu hạn chế trọng lượng xe, cấm các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tổng trọng lượng vượt quá trị số ghi trên biển. Khi chọn Loại biển trong danh sách chọn là Biển 115, chương trình sẽ tự động hiển thị bên dưới phát sinh thêm dữ liệu ”Tải trọng xe”

 

 

 

Biển báo đường bộ 115

         - Biển 106a + 505b: Đối với cầu hạn chế trọng lượng xe, cấm các loại phương tiện tham gia giao thông có tổng trọng lượng vượt quá trị số ghi trên biển tương ứng với mỗi loại xe thân liền, xe đầu kéo sơ mi rơ moóc, xe thân liền kéo rơ moóc. Khi chọn Loại biển trong danh sách chọn là Biển 106a + 505b, chương trình sẽ tự động hiển thị bên dưới phát sinh thêm dữ liệu: ”Tải trọng xe thân liền”, ”Tải trọng xe sơ mi rơ moóc”, ”Tải trọng xe kéo rơ moóc”

 

 

Biển báo đường bộ 106a + 505b

  • Tải trọng xe: 

    Là dữ liệu số để ghi tổng trọng lượng hạn chế của xe, gồm có 2 chữ số làm tròn đơn vị đến tấn theo quy định tại Mục 15 – Loại biển là Biển 115

 

Ví dụ:

Cách nhập

Cầu hạn chế trọng lượng xe, cấm các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tổng trọng lượng vượt quá 30 tấn 

Nhập số 30

  • Tải trọng xe thân liền: 

    Là dữ liệu số để ghi tổng trọng lượng hạn chế của xe thân liền, gồm có 2 chữ số làm tròn đơn vị đến tấn theo quy định tại Mục 15 – Loại biển là Biển 106a + 505b

    Ví dụ:

    Cách nhập

    Cầu hạn chế trọng lượng xe, cấm các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tổng trọng lượng vượt quá 18 tấn – đối với loại xe thân liền

    Nhập số 18

  • Tải trọng xe sơ mi rơ mooc:

    Là dữ liệu số để ghi tổng trọng lượng hạn chế của xe sơ mi rơ moóc, gồm có 2 chữ số làm tròn đơn vị đến tấn theo quy định tại Mục 15 – Loại biển là Biển 106a + 505b 

Ví dụ:

Cách nhập

Cầu hạn chế trọng lượng xe, cấm các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tổng trọng lượng vượt quá 30 tấn – đối với loại xe sơ mi rơ moóc

Nhập số 30

  •  Tải trọng xe kéo rơ moóc: 

    Là dữ liệu số để ghi tổng trọng lượng hạn chế của xe kéo rơ moóc, gồm có 2 chữ số làm tròn đơn vị đến tấn theo quy định tại Mục 15 – Loại biển là Biển 106a + 505b

Ví dụ:

Cách nhập

Cầu hạn chế trọng lượng xe, cấm các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tổng trọng lượng vượt quá 35 tấn – đối với loại xe kéo rơ moóc

Nhập số 35

  • Gửi ảnh: Người dùng có thể gửi ảnh cầu lên hệ thống. Nhấn [Gửi ảnh] chương trình sẽ hiển thị cửa sổ như Hình 4.

 

                                                              

Hình 4: Hiển thị chức năng tải ảnh lên chương trình.

Nhấn vào [Chọn tệp] sau đó lựa chọn ảnh trên máy (tên ảnh không có dấu cách, không có dấu).

Mã: vị trí hiển thị ảnh trong bảng thông tin chung, sắp xếp từ cao xuống thấp.

Quản lý ảnh: nhấn [Quản lý ảnh]. Chương trình sẽ hiển thị cửa sổ làm việc như Hình 5. 

                                               

Hình 5: Chức năng Quản lý ảnh.

Nhấn [Upload] để tải ảnh lên chương trình. Nhấn [Close] để đóng màn hỉnh tải ảnh.

Ngoài ra, người sử dụng có thể thêm mới hình ảnh cầu vào chương trình bằng cách ấn [Gửi ảnh] và thực hiện quản lý thứ tự ảnh hiển thị bằng các ấn [Quản lý].